Khi mà vạn vật kết nối Internet (IoT) với nhau thông qua thế giới mạng thì tốc độ mạng 5G chắc chắn là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Vậy thì mạng 5G là gì, nhà mạng Viettel đã thử nghiệm mạng 5G chưa? được rất nhiều khách hàng quan tâm, mong muốn trải nghiệm mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam.
1. Mạng 5G là gì?
Mạng 5G (Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Tốc độ không những nhanh hơn 4G mà còn giúp điều kiện máy móc, vật dụng, thiết bị,…vạn vật kết nối Internet (IoT)
Mạng 5G sẽ giúp mở ra nhiều khả năng mới và rất hấp dẫn như:
Khi đó xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh.
Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn rất nhiều.
Giúp theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe, từ đó có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông minh theo thời gian thực.
Với những khả năng đó mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường.
2. Các ưu điểm của mạng 5G so với 4G
Mạng 5G
Mạng 4G
Tốc độ
– Theo lý thuyết, tốc độ ước tính đạt 10Gbp/s (10 gigabit mỗi giây), gấp 10 lần mạng 4G.
– Độ trễ (ping) có thể xuống tới 4 Mbps, thậm chí là 1 Mbps.
Ví dụ: Tốc độ 5G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D chỉ mất 30 giây.
– Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s.
– Độ trễ (ping) là 75Mbps.
Ví dụ: Tốc độ 4G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D là 6 phút.
Băng tần sử dụng
Tần số cao của băng tần không dây nằm khoảng 30 GHz – 300 GHz.
Tần số thấp của băng tần 700 MHz – 2600 MHz.
Độ phủ sóng
Rộng, do sử dụng trạm HAPS treo lơ lửng trên không trung.
Bị giới hạn, vì sử dụng trạm được xây trên mặt đất.
Hỗ trợ kết nối thiết bị
Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như:
-Điện thoại thông minh.
-Máy móc hạng nặng.
-Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại,…
-Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng.
=>Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau.
Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng ở khu vực nhất định.
Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị.
Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị.
Tiết kiệm điện năng
Giảm tới 90% tiêu hao điện năng cho việc sử dụng mạng.
=>Giúp tăng 10 năm tuổi thọ pin cho các điện thoại dung lượng pin thấp…
Không có nổi bật về hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị.
3. Các thách thức triển khai mạng 5G
Tuy mở ra nhiều khả năng hấp dẫn, nhưng để triển khai mạng 5G thì cũng gặp phải các thách thức:
Để cung cấp mạng 5G, sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc), có thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống.
Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn.
4. Viettel đã thử nghiệm mạng 5G chưa?
Ngày 21/09/2019, sự kiện công bố thử nghiệm phát sóng 5G tại TP HCM đã được diễn ra, với việc phát sóng 5G, người dùng được trải nghiệm nhiều dịch vụ, ứng dụng trên nền 5G.
Đến thời điểm hiện tại, Viettel đã triển khai phủ sóng mạng 5G trên toàn quốc. Đồng thời cung cấp hàng loạt gói cước 5G có ưu đãi rất hấp dẫn cho khách hàng. Mời bạn xem nhanh bảng gói cước 5G 1 tháng dưới đây: